Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Học ở Mỹ, về VN làm sinh tố

Thuộc thế hệ 7X, anh trầm lặng, lăn lộn nhiều trên thương trường, đi nhiều nơi, làm nhiều việc nhưng cuối cùng lại quay về Việt Nam gầy dựng hệ thống sinh tố siêu sạch theo công nghệ Mỹ. Đó là Hà Trung Phước, Giám đốc Công ty Cổ phần Táo Bơ Lê. 

Tôi là Bơ!
Họ quản trị kinh doanh tại đại học Santiago State (Mỹ) nhưng Hà Trung Phước lại rất có khiếu về ẩm thực. Ra trường, anh làm việc cho một công ty bảo hiểm tại New York. Ở đây, những lần các doanh nghiệp Việt Nam sang làm việc hoặc các đoàn đi du lịch, anh đều được nhờ làm hướng dẫn viên. Một lần, anh dẫn một nhóm doanh nhân Việt Nam đi tham quan. Khi đến một công ty bán sinh tố có thương hiệu ở Mỹ, tuy mùa đông nhưng khách hàng vẫn xếp hàng rồng rắn để mua. Họ cũng tò mò và mua uống thử. Quả thật, sau một ngày rong ruổi mệt mỏi, chỉ hớp mấy ngụm sinh tố thôi mà họ cảm thấy người sảng khoái. Hỏi ra mới biết ly sinh tố của họ được sản xuất theo công nghệ hiện đại với75% là trái cây, 25% còn lại là sữa tươi, nước tinh khiết và đá.
Phước tự hỏi: VN là một nước nhiệt đới, trái cây 4 mùa, sao mình không làm theo mô hình này. Nghĩ là làm, Phước bắt đầu tìm hiểu về hàm lượng các loại vitamin có trong trái cây. Từ đó anh hình thành các công thức để một ly sinh tố dù 350ml hay 600ml đều bằng một viên vitamin. Khi đã nằm lòng các hàm lượng vitamin trong trái cây, anh về VN mở công ty. Nhưng nghĩ mãi cũng không biết lấy tên gì cho phù hợp. Cuối cùng họ quyết định lấy chữ cái đầu của 3 người sáng lập công ty. Nhưng trong trái cây, không có trái nào có chữ "P", cuối cùng Hà Trung Phước thấy chữ "B" và chữ "P" phát âm gần giống nhau nên quyết định lấy tên Bơ. Tên Táo Bơ Lê ra đời từ đó.
Sinh tố siêu sạch
Công ty của Phước là một cái quán nho nhỏ được trang trí bằng những tông màu sáng, bắt mắt, vui nhộn. Tất cả  thiết bị máy móc đều được nhập từ Mỹ. Phước làm sinh tố theo công nghệ siêu sạch với 75% là trái cây, 25% là sữa tươi, đá và nước. Nguồn nước sử dụng bằng máy lọc Blue Dolphin, qua hệ thống tia cực tím để có nước tinh khiết làm đá tự động, rửa trái cây và chế biến (đã Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn vi sinh). Tiền đầu tư cho các trang thiết bị máy móc lên đến 2,6 tỉ đồng
Ban đầu làm Phước cảm thấy hơi liều lĩnh vì so với giá thị trường, một ly sinh tố của anh gấp 2 đến 3 lần. Nhưng một khi đã bỏ vốn và công sức nghiên cứu, anh quyết phải làm. Anh phải bỏ tiền ra nhập loại ly đặc biệt từ Mỹ với giá 1.500 đồng/cái. Ly này không bốc hơi nước ra ngoài, có thể giữ lạnh trong vòng 1 tiếng, trong phòng lạnh thì để được cả buổi, không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Anh đã cho ra đời được 150 lại sinh tố kết hợp từ các loại trái cây. Mỗi ly sinh tố là đầy đủ các vitamin bỗ dưỡng cho cơ thể. Chẳng hạn như loại thức uống "Khoẻ mãi" gồm dâu, xoài, sữa tươi, sorbet dừa, vitamin. Còn "Thế gới vitamin" thì có táo, chuối, mãng cầu, sữa tươi, sorbet dừa, vitamin. Mỗi thức uống được đánh theo số thứ tự. Khi khách hàng uống loại nào, nhân viên sẽ bỏ trái cây vào máy, bấm số, máy sẽ định lượng liều lượng sao cho vừa đủ các loại vitamin. Ly 350 ml máy sẽ chạy trong vòng 24 giây, 450ml sẽ chạy 30 giây. Phước cho biết để có sự kết hợp này anh phải mất rất nhiều thời gian tự mày mò, nghiên cứu và học từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Hà Trung Phước bảo rằng, kinh doanh với hình thức này ở Việt Nam rất khó. Bởi vì người dân của mình từ trước tới giờ quen uống những loại sinh tố thông thường với giá từ 4.000 - 8.000 đồng, giờ bỏ ra 20.000 đồng để mua thì không phải dễ. Nhưng công ty vẫn quyết định sẽ khai trương 3 chi nhánh tại Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) vào tháng 12 tới để mở rộng thị trường.
(Thanh niên Tuần san

Cô chủ chuỗi cửa hàng giá 50.000 đồng



Đậu Bích Ngọc tại cửa hàng của mình
Không phải mặc cả, chỉ cần 50.000 đồng trong túi, khách hàng có thể ung dung bước vào cửa hàng để mua sản phẩm thời trang. Cô chủ chuỗi cửa hàng "Một Giá" Đậu Bích Ngọc muốn xóa đi quan niệm "của rẻ là của ôi" ám ảnh tâm lý người mua hàng VN. 
Một ngày đầu năm 2006, Đậu Bích Ngọc, cô gái xinh xắn thuộc thế hệ 8X bỗng bỏ công việc kế toán để mở cửa hàng kinh doanh. Sau nhiều ngày loay hoay tìm nguồn, cuối cùng Ngọc cũng khai trương được cửa hàng bày bán các sản phẩm thời trang giá rẻ mang tên "Một Giá - 50.000 đồng".
Tất cả các sản phẩm bày bán trong cửa hàng từ quần áo, giày dép, mũ kính đến thắt lưng ví da, túi xách... đều có chung giá 50.000 đồng. Điểm dễ nhận thấy nhất tại cửa hàng "Một Giá" là thuận mua vừa bán, không có chuyện mặc cả, cò kè bớt một thêm hai. Nhờ đặc điểm này, chuỗi cửa hàng "Một Giá", gồm 3 địa điểm số 325 Đê La Thành, số 2 Đặng Văn Ngữ, 169 Bà Triệu (Hà Nội)... đang chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng trẻ tuổi, kể cả cao cấp lẫn bình dân.
Từ ý tưởng 1 USD
Ngay từ hồi còn ngồi trên giảng đường Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành kế toán, cô gái sinh năm 1980, Đậu Bích Ngọc đã ôm giấc mộng trở thành một nhà kinh doanh giỏi.
Đầu năm 2006, sau khi đọc mẩu tin của Nhà báo Thomas Friedman (tác giả hai cuốn sách "Thế giới phẳng", "Chiếc Lexus và cây Ôliu"), giới thiệu về chuỗi cửa hàng 1USD - Wal-Mart, Ngọc mê ý tưởng kinh doanh sản phẩm giá rẻ của tỷ phú Sam Walton đến bỏ bê cả việc. Ngọc xin nghỉ chân kế toán tại công ty thuộc ngành đường sắt để thực hiện giấc mơ của mình. Ngọc tâm sự: "Cứ như có duyên nợ với thời trang vậy, ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh thôi thúc tôi ngay cả trong giấc ngủ".
Quan niệm "của rẻ là của ôi" vẫn còn đè nặng tâm lý người VN, nên khi đưa ra mô hình cửa hàng "Một Giá", Ngọc cân nhắc rất kỹ từ mẫu mã sản phẩm đến giá cả. Sau khi khảo sát thị trường, phân loại khách hàng, Ngọc quyết lấy mức 50.000 đồng để định giá cho tất cả các sản phẩm của mình và đối tượng tập trung chính vẫn là tầng lớp bình dân học sinh, sinh viên.
Ngọc đem ý tưởng đề xuất với một số hãng thời trang và xí nghiệp may trong nước. Các công ty này đều đồng ý bán sản phẩm cho cô với giá rẻ mà chất lượng, miễn là Ngọc mua với số lượng lớn và ký hợp đồng trong một thời gian dài. Yên tâm với sản phẩm trong nước, Ngọc lại sang Quảng Châu, Trung Quốc để tìm nguồn hàng. Qua những người bạn từng đi lại làm ăn buôn bán, Ngọc bắt được mối hàng. Chuỗi cửa hàng "Một Giá" của Ngọc có thêm nhiều loại hàng hóa gồm kính mắt, ví da, thắt lưng, quần áo, giày dép...
Ngọc cho hay cái khó nhất của người quản lý mô hình kinh doanh này là phải chọn được các sản phẩm đẹp, rẻ, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, cách bài trí cửa hàng cũng phải đẹp, tạo sự thân thiện để khách hàng - những người chỉ cần có 50.000 đồng trong ví cũng đủ tự tin bước vào cửa hàng.
Ngày khai trương, Ngọc khấp khởi mừng thầm vì thấy khách hàng ra vào tấp nập. Tưởng rằng đã thành công, nào ngờ, kết quả kinh doanh lại trái với mong đợi. Sau một tháng hoạt động, Ngọc nhận thấy khách vào cửa hàng thì nhiều song mua lại rất ít. "Qua dò hỏi, tôi mới vỡ lẽ, chỉ vì giá các mặt hàng quá rẻ (rẻ tới 3 lần so với các cửa hàng thời trang khác) nên khách hàng sợ mua phải hàng giả. Nguy cơ phá sản thấy rõ", Ngọc nói.
Không chấp nhận thất bại, một mặt Ngọc cho người đi tìm nguồn hàng đẹp và chất lượng, mặt khác, đích thân cô tự bài trí các sản phẩm trong cửa hàng sao cho bắt mắt. Biết rằng khách hàng rất coi trọng chữ tín, chỉ cần một lần mua phải sản phẩm chất lượng kém là họ có thể bị ác cảm rất lâu. Do vậy, Ngọc thiết lập số điện thoại nóng, quảng bá website cửa hàng nhằm tiếp nhận phản hồi trực tiếp từ khách hàng.
Bên cạnh đó, cô còn áp dụng chế độ bảo hành linh hoạt cho các mặt hàng. Tại bất kể cửa hàng "Một Giá" nào, Ngọc cũng áp dụng phương thức, nếu khách hàng phát hiện sản phẩm không tốt, chất lượng không ổn định thì sẽ được đổi và được đền tiền. Ngoài loại hàng có cùng giá 50.000 đồng, tùy theo từng địa bàn, Ngọc còn có thêm khu vực bày bán đồ cao cấp để thu hút khách có khả năng trả nhiều tiền hơn...
Tuy chưa làm phép thống kê xem con số lỗ lãi sau một năm hoạt động, nhưng Ngọc tự tin rằng mình đã thành công bước đầu. Tuy chỉ lãi khoảng vài nghìn đồng cho một sản phẩm, nhưng đổi lại mỗi ngày cả số lượng vài trăm sản phẩm được tiêu thụ tại cả 3 cửa hàng. Lãi ít nên Ngọc tính toán cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất. 3 cửa hàng chỉ có 6 nhân viên vừa bán vừa giao nhận hàng và làm nhiều công việc khác nhau.
"Mình đang định nhân rộng mô hình cửa hàng tại nhiều địa điểm khác của Hà Nội. Nếu thành công và cho doanh thu đều đặn, tới đây, "Một Giá" sẽ được nâng cấp lên thành những siêu thị nhỏ để có thể bày bán được nhiều sản phẩm hơn', Ngọc tiết lộ.
(VnExpress

5 rào cản khi khởi nghiệp


Một môi trường làm việc với một sếp "hắc xì dầu" luôn luôn soi xét nhất cử nhất động của bạn và chỉ chịu móc hầu bao nếu việc đó có lợi cho công việc kinh doanh của mình. Nếu như bạn đang mong đợi thời điểm để bắt đầu việc kinh doanh thì đã đến lúc rồi đấy. Ngày nay, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội tiếp cận với tri thức, có nhiều nguồn hỗ trợ và chi phí khởi điểm thấp. 
Hãy phá vỡ 5 rào cản sau khi bạn mới khởi sự kinh doanh:
1. Không có tiền
Đủ tiền để kinh doanh là yêu cầu của rất nhiều doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thành công đều phải tự nỗ lực, cố gắng ngay từ lúc đầu và hoàn thành nhiệm vụ khó khăn nhất... đó là tìm khách hàng. Hãy quên đi văn phòng yêu thích của bạn với chiếc ghế CEO tiện nghi hay những cuốn cẩm nang hào nhoáng. Chẳng cần phải tốn nhiều tiền để bắt tay vào việc kinh doanh nhỏ. Trên 48% trong số 500 người tham gia khảo sát đã bắt đầu kinh doanh với số vốn ít hơn 20 ngàn đô la Mỹ (theo tiêu chuẩn doanh nghiệp ở Mỹ).
2. Không có thời gian
Làm việc cả ngày, nuôi dạy con cái và cuối tuần thì đi nghỉ là bức tranh chung của nhiều người nếu bạn là viên chức. Thời gian là nguồn tài nguyên mà bạn cần khai thác hợp lý. Nếu như bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, thì quản lý được thời gian chính là chìa khóa thành công. Ban đầu bao giờ cũng đòi hỏi nhiều sự hi sinh. Bạn sẽ phải bỏ qua ngày nghỉ cuối tuần để lập kế hoạch.
3. Không có trợ cấp
Thử tưởng tượng bạn bước ra đời mà không nhận được một nguồn trợ cấp gì cũng giống như bạn đang đu xà trên cao mà không có lưới bảo vệ vậy. Điều này dễ xảy ra đối với những người trẻ, họ cho rằng họ không cần đến những khoản trợ cấp hay bảo hiểm của xã hội. Nhưng đây là một thiệt thòi lớn, nhất là đối với các khoản bảo hiểm y tế.
4. Không được gia đình ủng hộ
Thật khó để từ bỏ sự thoải mái an toàn khi ở trong môi trường quen thuộc để dấn thân vào kinh doanh. Nếu gia đình và bạn bè không ủng hộ thì có thể bạn sẽ gặp phải những thử thách thật sự.
Để thuyết phục gia đình ủng hộ thì bạn phải có thời gian giải thích cho họ hiểu về việc kinh doanh và xây dựng một kế hoạch chặt chẽ. Nếu mọi người biết được bạn đã hao tổn tâm trí thế nào để nghĩ về nó cũng như tìm cách hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất thì họ sẽ ủng hộ bạn nhiều hơn.
5. Không đủ can đảm
Hãy đào sâu suy nghĩ và bạn sẽ tìm ra lí do khiến bạn không dám kinh doanh là gì. Rào cản lớn nhất là bạn không vượt qua được chính mình. Nỗi sợ hãi ngự trị ở tất cả các doanh nghiệp. Trong khi trả lời phỏng vấn tờ My Prime Time, Tony Magee - CEO của Lagunitas Brewery, đã nói rằng sự sợ hãi là một động lực tốt. Ông đã thành công vì đối mặt với nỗi sợ hãi hàng ngày. Đó chính là cách học chấp nhận nỗi sợ hãi như một kẻ thù mà ta phải chiến đấu mỗi ngày.
Bạn hãy từ bỏ cuộc sống tẻ ngắt, hãy can đảm lên và một chút liều lĩnh nữa. Hàng triệu doanh nhân đã thành công. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay và tham gia vào cuộc "cách mạng doanh nghiệp " đi thôi.
Nguồn: Sức Trẻ Việt Nam

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Luyện nghe tiếng Anh theo phương pháp "Nghe chủ động"

Luyện nghe tiếng Anh theo phương pháp "Nghe chủ động"

Hãy tìm mọi cách để rút ngắn thời gian học vì thời gian là thứ quý báu nhất bạn có. Hãy luôn luôn mong muốn tìm ra cách thức, và sẵn sàng vứt bỏ những cách thức vốn đã chưa từng dẫn mình đến đâu. Luyện nghe cũng là một tiến trình học Anh ngữ, đừng lầm tưởng nó là tiến trình độc lập. Nghe mà học được mới là quý, còn nghe mà chỉ đoán, không chú tâm chỉ làm mất thời gian của bạn mà thôi. Hãy tìm hiểu phương pháp "luyện nghe chủ động" mới này.
Phương pháp "luyện nghe chủ động"

Trước tiên, chúng ta hãy nhìn nhận lại việc luyện nghe cũng là một tiến trình học, khổ luyện tiếng Anh. Nó không phải là một kỹ năng độc lập cần phải được tách riêng rẽ khỏi quá trình khổ luyện này. Nhiều người tin rằng, luyện nghe là quá trình "chỉ nghe" (như phương pháp nghe thụ động chẳng hạn), nghe mà không cần hiểu, nghe rồi đoán, nghe mà không cần lắng nghe... Nếu bạn có nhiều thời gian, học mà không cần nhanh giỏi, giỏi cũng được, mà không giỏi cũng không sao... thì cứ việc làm theo cách này.

Nghe chủ động là một phương pháp học tiếng Anh trên cơ sở sự "hiểu biết" và "có" được đặt lên hàng đầu. Nghe là để tập nói theo cho đúng giọng, hiểu những gì mình nghe, mỗi khi nghe phải chắc như đinh đóng cột rằng câu từ đó là nghĩa đó, được phát âm theo cách đó. Vì thế trước khi nghe, hãy chọn lọc những câu từ chưa biết, chưa hiểu mà tra cứu cho rõ, sau đó vừa nghe vừa nhìn tài liệu đọc theo, đọc cho nhuần nhuyễn, thuần thục. Khi bạn bỏ tài liệu ra mà có thể đọc theo đúng theo nhịp điệu, chất giọng trong băng đĩa và hiểu rõ ngọn ngành, từng câu từ một là bạn đã luyện xong 1 bài.

Nhiều người cứ theo lời khuyên "nghe mà không cần hiểu", lấy ra một bài luyện nghe 200 từ, trong đó có đến 150 từ chưa từng nghe qua hay biết đến, rồi vừa nghe vừa đoán, đoán mãi vẫn không hiểu mà vẫn đoán và ngồi luyện. Chỉ tính việc này thôi thì cũng mất rất nhiều thời gian rồi.

Nếu sử dụng một tài liệu có nhiều từ mới, hãy tra cứu cho hiểu cặn kẽ trước khi bắt đầu nghe. Khi bạn nghe, nhìn tài liệu tập theo cho đến khi đúng âm, đúng giọng và thuộc cho đến "có" từ này luôn trong đầu, nghĩa là muốn lấy từ này ra lúc nào cũng được mà không cần nhìn lại sách, thì nếu từ này xuất hiện trong bất kỳ tài liệu nào sau này, bạn cũng đều nghe được cả. Cứ tiếp tục như thế, bài thứ hai, thứ ba trở đi, từ mới xuất hiện ít dần (vì bạn đã có chúng rồi) và vốn từ vựng của bạn sẽ tăng vùn vụt. Khi vốn từ vựng tăng, bạn đã tập nói đúng giọng thì tất nhiên sẽ nghe được mà không cần phải ngồi luyện nữa.

Khi một người có nhiều từ vựng rồi nhưng do cách phát âm quá khác giọng chuẩn bản xứ nên không nghe được dù là câu từ mình đã biết, thì cứ ngồi luyện nghe thụ động. Vì xét cho cùng, họ đâu cần học, đâu cần có nữa mà chỉ cần luyện nghe. Nhưng việc luyện nghe mà không tập theo thì đến một lúc nào đó ngưng nghe, họ cũng quay về chất giọng sai vốn có của mình rồi trở nên xa lạ với giọng chuẩn. Khi hai giọng quá khác biệt với nhau, họ lại e dè, không chắc chắn, rồi đâm ra ngại ngùng trong giao tiếp, không tự tin khi nghe.

Vì thế, nếu vốn từ của bạn quá ít ỏi, mà đa phần là vốn từ của bạn chưa sẵn sàng, chưa nhớ được ngay tức khắc khi bạn cần đến, thì bạn hãy thực hành luyện nghe theo phương pháp "nghe chủ động". Đây là phương cách duy nhất giúp bạn rút ngắn thời gian và luôn sẵn sàng cho thành công của bạn trong tiếng Anh. Hơn nữa, nó giúp bạn chắc chắn hoàn toàn cho những câu từ mình đã luyện, và càng ngày vốn từ càng tăng lên rõ rệt. Khi vốn từ ngày càng nhiều, nghe là nhận ra ngay, muốn nói là sẵn có thì bạn có thể giỏi tiếng Anh.

Nếu bạn theo phương pháp luyện nghe chủ động này trong vòng 6 tháng, tôi đoan chắc rằng khả năng nghe nói tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ vượt bậc. Phương pháp luyện nghe chủ động này cũng là một phần của phương pháp Natural Approat∫ - nói tiếng Anh lưu loát sau 6 tháng (www.6thang.com). Tôi rất mong cộng đồng HelloChao.vn sẽ nhanh chóng giỏi tiếng Anh.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Cafe đá pha sẵn…từng miền

Cafe đá pha sẵn…từng miền

  • 1. Chuyên mục: Việt Nam Cafe đá pha sẵn…từng miền Cafe đá pha sẵn…từng miền Giờ thì có lẽ một trong những cụm từ được nhắc đến trong ngày nhiều nhất ở đất Sài Thành là “cafe đá pha sẵn”. Ngoài Hà Nội, dân đi uống cafe sẽ chỉ cần nói “ cho mộtly/một cốc đen đá” là đủ. Tất nhiên rồi, nếu bạnđã đặt chân tới một miền đất không phải nơi bạn sinh sống thường xuyên, bao giờ cũng có những dấu ấnnào đó làm bạn phải chú ý đến, đôi khi là nhớ nhung nữa. Bát phở ăn kèm giá sống và rau húng, một ly“cafe đá pha sẵn” nhiều đá, hơi nhạt để có thể uống nhiều ly như thế trong ngày nhiệt đới là những gì tôinhớ nhất về mảnh đất Sài Gòn, nơi tôi đã từng đặt chân đến, lâu có, ngắn ngày có, song chưa khi nàotưởng tượng ra mình sẽ định cư vĩnh viễn. Kể cả cố gắng đến đâu, dường như ta phải công nhận rằngkhông thể đảo ngược tiến trình của cuộc sống. Với nhịp sống ngày một nhanh hơn, những người đam mêthưởng thức cafe qua tí tách của những giọt đen rơi xuống từ phin lọc ngày một vắng dần, và việc uốngcafe phin có vẻ giống như những níu kéo vô vọng trong nỗ lực làm chậm lại nhịp sống hiện đại ngoài kia.Dẫu những môn đồ của cafe phin có muốn, thì trên thực tế họ sẽ chỉ còn được phục vụ một cách tận tìnhchu đáo ở những ngôi quán nhỏ và vắng vẻ hơn. Các quán lớn và sôi động nhất ở Sài Gòn, Hà Nội hay những thành phố lớn khác giờ đây đón chào giới trẻ cùng những đam mê của họ về tốc độ, về sự phá cáchvà cách tân. Thay vì ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cafe, họ có nhiều việc phải làm, nhiều điều mớimẻ khác đáng quan tâm hơn. Ly cafe đá pha sẵn đáp ứng được nhu cầu như thế. “Nếu không đủ thời gian,bạn có thể tự pha cho mình một ly cafe thơm ngon G7”. Đây là câu dẫn trong “xen” quảng cáo của TrungNguyên, doanh nghiệp khởi đầu sự thành công cho mình bằng chuỗi cửa hàng cafe Trung Nguyên nổitiếng từ Nam ra Bắc, chuyên phục vụ khách hàng loại cafe đặc sánh, thơm nức pha qua phin lọc. Sau mộtthập kỷ, nay Trung Nguyên cũng đã quan tâm đến cafe pha sẵn. Nói gì thì nói, thế hệ trẻ bao giờ cũng lànguồn khách hàng dồi dào nhất, là cơ sở để những người kinh doanh thẩm định cái “gu” chung trong xãhội. Theo con số điều tra của chính Trung Nguyên, một quán cafe ở Sài Gòn rộng trung bình 175m2, có56 bàn, 26 nhân viên và đưa ra danh sách tới 40 loại đồ uống khác nhau (báo Kinh tế Sài Gòn, tháng4/2007). Loại quán trung bình như trên chủ yếu phục vụ cafe đá pha sẵn nếu bạn gọi cafe.